Nếu bố mẹ có vấn đề trục trặc hãy tự giải quyết, đừng xem con cái là toàn bộ cuộc sống và trút hết những ấm ức với con.
“Điều con muốn nói nhất hôm nay là bố ơi, nếu bố không thể làm chồng tốt của mẹ thì bố đi đi và để người khác làm thay”. Không biết các bố sẽ phản ứng thế nào khi con trai nói với mình thế này ạ. Có hú vía không, có sợ mất vợ không hay chỉ cười khì rồi bảo “mẹ con ai mà thèm, may có bố vớt cho”.
Người ta hay nói đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai. Nên những lời nói vô tâm, cợt đùa của bố đôi khi khiến mẹ chịu tổn thương mà không hay biết. Nhưng dù nặng lời đến đâu, cũng không tổn thương bằng việc bố xem thường những hy sinh thầm lặng của mẹ vì gia đình.
Một bé trai đã trút hết những chịu đựng bấy lâu của con trong gia đình. Nơi mà bố không nhìn thấy sự tận tụy của mẹ, mẹ thì buồn tủi, chỉ biết tâm sự với con trai. Trong mắt người ngoài, gia đình con rất hạnh phúc, nhưng trong mắt con, gia đình này toàn lừa dối.
Đọc những cảm nghĩ của một đứa trẻ mà rùng mình, nổi da gà luôn các mẹ ơi. Trẻ con bây giờ mong manh và quá nhạy cảm. Chỉ cần có xích mích nhỏ giữa bố mẹ thôi là con nhận ra ngay. Thậm chí còn ảnh hưởng đến tâm lý của con. Em bé trai trong câu chuyện đã bất bình thay mẹ. Khi mà sự tận tụy của mẹ bị bố phớt lờ, làm như không thấy.
Bé nói bố luôn bảo rằng bà nội chăm cháu không dễ dàng gì, rất vất vả nhưng chưa từng nhắc đến mẹ bé hay khen mẹ bé. Điều con trai thắc mắc là vì sao bố không nhìn thấy sự tận tụy của mẹ cho gia đình này. Con cho biết bố rất thương con, nhưng hình như không yêu mẹ con.
Mỗi lần cãi nhau, bố lại bỏ ra ngoài, mẹ con lại bắt đầu khóc và trút hết cơn giận với bố lên người con. Khi con dỗ dành mẹ, mẹ cứ nói bên tai con rằng mẹ sống khổ sở thế này chỉ vì con, không có con mẹ đã ly hôn với bố rồi.
Cho nên điều con muốn nói nhất với bố là nếu bố không thể làm chồng tốt của mẹ, bố hãy đi đi và để người khác làm thay. Con muốn có một người mẹ vui vẻ, yêu thương con, chứ không phải thay bố đi dỗ dành mẹ.
Tiếp theo con nói những lời này còn thương hơn nè các mẹ. Con nói trong mắt người khác họ là gia đình hạnh phúc. Nhưng trong mắt con, mọi người đều đang lừa dối bản thân. Bố mẹ đều đang có vấn đề nhưng giả vờ không nhìn thấy, sống theo sắc mặt người khác. Chỉ khi ra ngoài, vì thể diện, bố mẹ mới tỏ ra yêu thương nhau và yêu thương con cái. Về đến nhà, bố mẹ đều vùi vào điện thoại.
Người đã chia sẻ lại những lời tâm sự của bé cho biết chị đã rất ngạc nhiên khi nghe con nói. Chị đã nói với bé rằng đó là lỗi của bố mẹ, không liên quan đến bé, con cứ vui vẻ mỗi ngày là được.
Nhìn vào gia đình này, người ta sẽ hiểu được trẻ con vì sao ngày càng có nhiều vấn đề tâm lý. Lớn lên trong một gia đình thiếu tình yêu thương hoặc bố mẹ làm khổ lẫn nhau, trẻ con dễ bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực và khó kiểm soát cảm xúc.
Những ông bố nên xem lại, bản thân có đang hời hợt, xem thường những tận tụy của mẹ, hy sinh vì chồng vì con. Là một người đàn ông, trước hết phải có khả năng yêu thương, che chở cho vợ. Các bố hay dạy con trai là phải bảo vệ mẹ vì con là đàn ông. Nhưng chính bố đôi khi lại không làm được, điều này khiến con mất niềm tin vào bố.
Mặt khác, nếu có vấn đề trong hôn nhân, bố mẹ cần giải quyết kịp thời. Cũng đừng nói là vì con cái, xem con cái là toàn bộ cuộc sống, vì con cam chịu. Đối với đứa trẻ, đó cũng là một loại áp lực. Nếu không còn có thể ở cùng, bố mẹ hãy tách nhau ra, đừng để con trở thành nạn nhân của cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
- Tôi không vội mua nhà 5,7 tỷ dù chủ nhà giảm tới 700 triệu
- Trẻ sinh vào khung giờ Âm lịch này: "Phúc khí dồi dào, tương lai thành danh, thành tài"
- Bỏ 1,2 tỷ mua đất mà tôi như "ôm cục nợ" vì không được xây nhà
- "Ám ảnh" trả nợ tháng 70 triệu đồng vì vay xây nhà
- 3 sai lầm khi dạy con có thể khiến mẹ hối hận, đừng để tuổi thơ con đi qua rồi mới nuối tiếc